Những thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam đã mang lại những thành quả to lớn. Chúng ta là nước đang phát triển chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Vậy nên việc cải tiến giống là điều vô cùng quan trọng.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật và một số thành tựu nuôi cấy mô tế bào ở Việt Nam
Việc ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học đã tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới với năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hà Tĩnh đã đầu tư chuyển giao thành công nhiều mô hình kinh tế tổng hợp thu nhập cao, trong đó nhân tố tác động chính là công tác giống, kỹ thuật canh tác an toàn, hiệu quả.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960 tại miền Nam và vào đầu những năm 1970 tại miền Bắc. Đây là một ngành kỹ thuật áp dụng phương pháp nuôi cấy mô hoặc tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là một trong những công nghệ quan trọng của Công nghệ Sinh học, nó là nền tảng để nghiên cứu và áp dụng các công nghệ khác trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học thực vật.
Tại buổi Giới thiệu, TS. Bùi Văn Thắng đã trình bày một số kết quả nghiên cứu thu được khi ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trên một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Hoa đồng tiền, Chuối, Dâu tây,… hay các loài cây dược liệu như: Lan kim tuyến, Lan thạch hộc tía, Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Đỗ trọng, Đảng sâm. Cây nuôi cấy mô có kích thước đồng đều, phát triển ổn định, ít sâu bệnh và đặc biệt là giá thành rất hợp lý khi bán cho các doanh nghiệp hoặc các hộ nông dân.
Riêng về nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô – tế bào, Viện đã hoàn thiện được các quy trình nhân giống hàng loạt cho nhiều cây lâm nghiệp như: Bạch đàn, Keo, Xoan ta, Gió bầu, Lõi thọ, Hông, Song mây,… Hiện tại, nhóm đang tiếp tục nghiên cứu triển khai nhân giống các loài cây dược liệu như Đinh lăng, Trà hoa vàng, Khôi tía, Binh vôi,… Đặc biệt, việc tạo giống cây lâm nghiệp mới bằng công nghệ cao đã đem lại kết quả đáng kể trên giống cây Xoan ta tam bội (3n, có hệ gen tăng 1,5 lần). Đây là giống cây lâm nghiệp (cây gỗ) tam bội đầu tiên được tạo ra ở Việt Nam, có đặc điểm sinh trưởng nhanh, thể tích thân lớn, chất lượng gỗ tốt, chống chịu tốt hơn với điều kiện bất lợi của môi trường nên rất thích hợp với mục tiêu trồng rừng cung cấp gỗ lớn.
Ngoài ra, TS. Thắng còn giới thiệu thêm về quy trình nhân giống và nuôi trồng các loài nấm ăn và nấm dược liệu quý như nấm sò tím, nấm rơm, nấm linh chi đỏ, nấm lim xanh, nấm đông trùng hạ thảo,… và công nghệ phát triển ADN mã vạch trong định danh loài/giống cây trồng có thể ứng dụng trong công tác kiểm lâm.
Kể Tên Các Thành Tựu Nuôi Cấy Mô Tế Bào Thực Vật Tại Việt Nam
Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống không còn mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong việc tạo ra cây giống chất lượng. Nuôi cấy mô cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất, chọn, nhân giống, tạo giống mới và gần đây một ứng dụng có ý nghĩa lớn đang được phát triển mạnh là sản xuất các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học. Những thành tựu mà ứng dụng này đem lại là không thể phủ nhận, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chị Dương Thị Ngân – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học & công nghệ (KH&CN) Hà Tĩnh cho biết: “Nuôi cấy mô – tế bào thực vật là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những tế bào thực vật hay mô phân sinh sạch bệnh trong môi trường nhân tạo thích hợp để tạo ra những khối tế bào hay những cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm. Nuôi cấy mô thực vật (còn gọi là nhân giống trong ống nghiệm) là người ta cắt một mẫu mô cho vào ống nghiệm có môi trường nuôi, bổ sung các hormone chính là auxin và cytokinin. Sau một thời gian, từ mẫu mô đó sẽ mọc lên một cây mới hoàn chỉnh”.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN trực thuộc Sở KH&CN áp dụng lần đầu tiên ở Hà Tĩnh năm 1995. Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm. Đáng kể như ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô – vi ghép sản xuất các giống cây có múi sạch bệnh. Đây là dự án được Viện Nghiên cứu cây ăn quả chuyển giao, giống cây chủ yếu cung cấp cho các trại giống trong tỉnh. Đến nay, trung tâm đã sản xuất trên 100.000 cây giống ăn quả các loại như cam, bưởi, xoài, nhãn, vải… bằng công nghệ ghép. Hay như nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất thành công các giống rau màu, mía, chuối, gừng, cây hoa cảnh (đồng tiền, cúc, ly ly, phong lan…); nuôi cấy mô – hom sản xuất thành công các loại cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (bạch đàn, keo lai, dó trầm…).
Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo ra nhiều, nhanh, bảo đảm chất lượng các loại giống cây ăn quả đặc sản, các loại hoa và cây cảnh, cây lâm nghiệp, bảo quản và lưu giữ được các nguồn gen sinh học quý của địa phương; hình thành Trung tâm Nấm sản xuất giống nấm quy mô công nghiệp có công suất đạt 50 tấn giống/năm, sản xuất 1.000 tấn nấm các loại/năm, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có giá trị và tạo nghề mới cho người dân.
Chị Trần Thị Thúy Anh – cán bộ trung tâm chia sẻ, nuôi cấy mô là một ngành khoa học có sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản và sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào sẽ tạo ra được một quần thể cây con đồng đều giữ nguyên đặc tính của cây mẹ, tạo cây mẹ đầu dòng giữ được gen ban đầu. Hệ số nhân nhanh cao, hàng năm có thể sản xuất hàng chục vạn cây giống mà không cần phụ thuộc vào thời gian hay mùa vụ, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản xuất và phát huy được hiệu quả kinh tế. Nhân giống được số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ, đảm bảo các cây giống sạch bệnh, cây con được trẻ hóa cao độ. Phương pháp nhân giống này thuận tiện và hạ giá thành vận chuyển, bảo quản cây giống thuận lợi.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào áp dụng ở Hà Tĩnh được các cán bộ kỹ thuật ở địa phương nắm bắt, tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả. Hàng vạn cây giống: mía, chuối, dứa, phong lan, cây lâm nghiệp và nhiều loại cây khác ứng dụng công nghệ này và được đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trung tâm có thể làm chủ được công nghệ và sản xuất với quy mô, số lượng lớn – chị Dương Thị Ngân cho biết thêm.
Tuy nhiên, giá thành sản xuất cây giống hiện tại vẫn còn khá cao, hơn nữa, công tác chọn giống chưa được người dân quan tâm đúng mức nên việc tận dụng ưu thế của cây giống sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Một lý do khác khiến công nghệ mới chưa đi sâu vào hoạt động sản xuất là người dân còn thiếu thông tin, định hướng về các địa chỉ sản xuất giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
Anh Dương Công Đức – một trong những hộ trồng hoa ở thôn Xuân Sơn (Bắc Sơn, Thạch Hà) chia sẻ: với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như ở Hà Tĩnh thì trồng các giống hoa như đồng tiền, ly ly… cực kỳ khó nên cần phải sử dụng các giống sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào mới chống chịu được. Các loại hoa này cũng cho năng suất, màu sắc đẹp hơn, giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, đến nay, anh vẫn chưa biết đến địa chỉ sản xuất trên địa bàn tỉnh mà đang sử dụng giống của các cơ sở quen thuộc ở miền Nam.
Thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật ở việt nam
Dựa vào cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào, thực tế tất cả các giống cây đều có thể áp dụng công nghệ này. Đến năm 2019, thông qua nuôi cấy mô tế bào thực vật, ở nước ta đã có những giống cây trồng được nhân giống thành công như:
Các giống cây ăn quả bao gồm chuối già Nam Mỹ, chuối sứ, dâu tây chịu nhiệt, dừa, dứa,…
Các giống cây cảnh có giá trị cao như lan hồ điệp, lan rừng đột biến,… và cây cảnh ngắn ngày như hoa hồng, thược dược, cúc, đồng tiền,…
Các giống cây dược liệu như đinh lăng, đẳng sâm, sâm Ngọc Linh,…
Các giống lúa có phẩm chất tốt như lúa Nàng Thơm Chợ Đào, lúa cẩm, lúa den (nếp nương),…
Các giống cây lấy gỗ như bạch đàn, keo lai, cẩm lai…
Còn một số loại cây quý hiếm, có giá trị cao đang tồn tại trong tự nhiên vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu để tối ưu quy trình nuôi cấy. Hy vọng trong tương lai gần có thể ứng dụng rộng rãi để góp phần phát triển ngành công nghệ sinh học dược liệu nước ta.
Lời kết
Đến đây, bạn cần hiểu cơ sở khoa học của nuôi cấy mô. cũng như quy trình, ý nghĩa của thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật ở việt nam này. Hãy để lại bình luận và cho 1phuttietkiemtrieuniemvui biết nếu thông tin này hữu ích cho bạn. Và đừng quên theo dõi để biết thêm nhiều bài viết thú vị khác.