Con cà cuống là một trong những loài côn trùng lớn nhất trên Thế giới. Chúng có chứa tinh dầu quý hiếm với rất nhiều tác dụng tới sức khỏe, sắc đẹp. 1phuttietkiemtrieuniemvui sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về loài vật này qua bài viết dưới đây!
1. Cà cuống là con gì?
Con cà cuống trong tiếng anh có tên Lethocerus indicus. Đây là 1 con côn trùng hiếm hoi mà biết bơi, được biết đến với cái tên khác là con long sắt hoặc đà cuống.
Con cà cuống thuộc loài Belostomatidae, có chân bơi và có thể sống dưới nước. Chúng khá lớn so với các con côn trùng khác, thân mình mỏng giống như một chiếc lá.
Cà cuống có kích thước lớn, dài khoảng 7 – 12 cm tùy con, trong đó, riêng bộ máy tiêu hóa của chúng đã dài đến 5 cm.
Khi mới sinh ra, cà cuống con mang màu nâu xám nhạt, dài từ 7 cm, bề rộng 3,5 cm. Trên thân chúng xuất hiện nhiều gạch đen ngang mình.
Đôi mắt chúng to và lồi ra hẳn ở trên đầu. Chúng sẽ trưởng thành sau khoảng 1 tháng và không lột xác lần nào trong đời.
Cà cuống không có miệng mà chỉ hút thức ăn thông qua 1 chiếc vòi nhỏ. Ngoài ra, loài vật này có tới 6 chân, mỗi chân dài đến 3cm và rất chắc khỏe, có thể bơi được dưới nước.
2. Nguồn gốc tên gọi con cà cuống
Sở dĩ ở Việt Nam, loài côn trùng này có tên cà cuống là do nó gắn liền với một câu chuyện thuở xưa.
Khi Triệu Đà ăn cơm cùng loài côn trùng này, thấy chúng có vị thơm mát như cây quế, ông đã dâng tặng cho nhà vua và nói rằng đó là con vật sống trong cây quế.
Tuy nhiên, khi vua thết đãi quần thần, có 1 vị quan đã nói rằng đó không phải con vật sống ở cây quế mà chỉ là 1 loài côn trùng dưới nước.
Nhà vua rất tức giận mà nói rằng: “Thử nãi Đà chi cuống dã”, nghĩa là Đà đã nói dối.
Vì vậy, vua gọi con vật này là Đà cuống, lâu dần, qua truyền miệng, người ta đã gọi lái thành Cà Cuống lúc nào không hay. Đó chinh là nguồn gốc tên gọi của con cà cuống.
3. Con cà cuống sống ở đâu?
Cà cuống là loài côn trùng sống dưới nước. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng tại các vùng đầm lầy, ao, hồ, sông suối, ruộng lúa hoặc các khu vực đất cát xung quanh đó.
Chúng có thể bay từ dưới nước lên bờ một cách nhanh nhẹn.
TÌM HIỂU NGAY: Vòng đời của Đuông Dừa
4. Con càng cuốn sinh sản
Cà cuống thường sinh sản vào mùa mưa, khi điều kiện thời tiết thích hợp và chúng cũng có nhiều thức ăn để cà cuống con sinh tồn, phát triển dễ dàng.
Các con đực sẽ tìm kiếm và giao phối với càng cuốn cái. Sau đó, con cái sẽ mang bầu và đẻ trứng lên các cánh bèo, lá lúa,… trên mặt nước sau khoảng 1 tháng.
Ban đầu, trứng còn hơi bé và mang màu xám. Tuy nhiên, càng ngày chúng sẽ càng lớn đi và chuyển màu trắng dần.
Sau khoảng 1 – 2 tuần, trứng sẽ nở ra thành con. Cà cuống mới nở ăn bằng cách hút máu các loài côn trùng nhỏ.
Sau khoảng 1 tháng, cà cuống non sẽ trưởng thành và có khả năng giao phối sau 2,5 tháng.
✅✅✅ PHẢI XEM: Bị kiến lửa cắn nên bôi thuốc gì
5. Cách nuôi cà cuống làm giàu ở miền Bắc
Cà cuống đem đến rất nhiều công dụng hữu ích như chế biến món ăn, làm nước mắm, chiết xuất tinh dầu essence, kích thích sự hưng phấn và khả năng sinh dục…
Vì vậy, mô hình nuôi cà cuống sinh sản được rất nhiều người dân miền Bắc lựa chọn. Thậm chí, người ta còn tham khảo sách học cách nuôi càng cuống.
Chọn giống cà cuốn
Để nuôi cà cuống hiệu quả cao, kỹ thuật lựa chọn con giống là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, bạn cần chọn những con khỏe mạnh, di chuyển linh hoạt, có 6 chân chắc khỏe, không dị tật.
Để thu được lợi nhuận, bạn nên nuôi nhiều con đực hơn. Hãy kiểm tra chúng có đầy đủ 2 ống tinh dầu ở vùng ngực không.
Vì đây là bộ phận rất quan trọng, đem lại nguồn thu lớn cho người nuôi.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những con cái khỏe mạnh để đảm bảo quá trình sinh sản, duy trì nòi giống.
Đặc biệt, hiện nay, cà cuống đang có nguy cơ tuyệt chủng nên việc nhân giống chúng càng được chú trọng hơn.
Cà cuống ăn gì mau lớn?
Cà cuống là loài côn trùng hút máu, chúng thường tập kích các con vật nhỏ khác cùng sống dưới nước rồi hút máu thông qua chiếc ngòi nhỏ.
Vì vậy, để nuôi càng cuống mau lớn, bạn hãy thả những con cá nhỏ, tôm, tép, ếch, nhái con còn tươi sống xuống bể để chúng hút máu.
Không nên thả động vật đã chết xuống vì chúng không còn giá trị dinh dưỡng, ngược lại có thể ôi thiu và khiến cà cuống bị ngộ độc.
Để giảm thiểu chi phí mua thức ăn, bạn có thể nuôi thức ăn chung với cà cuống để chúng tự săn mồi, hút chất dinh dưỡng từ những loài vật nhỏ này.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Bọ cánh cứng thường phân bố ở đâu
Xây bể nuôi cà cuống
Cà cuống có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phụ thuộc phần lớn vào môi trường bể nuôi. Bạn nên đầu tư một bể thủy sinh cho chúng.
Kích thước chuẩn cho mỗi bể rơi vào khoảng 0,8 x 0,4 x 0,4 m với mật độ nuôi khoảng 50 con cà cuống/bể.
- Đất nền
Trong bể cần có các cây thủy sinh để cà cuống sinh sống. Vì vậy, bạn cần trải một lớp đất nền gồm cát, sỏi, phân bón, giúp cây bén rễ và phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho cà cuống.
- Cây trong bể
Một số loại cây bạn có thể trồng trong bể càng cuống là rong mái chèo, rau dừa, rau cần trôi, bèo, lục bình,… Với một số cây có rễ, bạn nên mua những chiếc kẹp y tế lớn để giữ cố định chúng trong sỏi đá.
- Nước trong bể
Bạn nên để nước trong bể tuần hoàn nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh của dòng chảy khiến phần đất nền bị xới tung gây đục nước.
Ngoài ra, hãy thiết kế bộ phận lọc nước, vừa đảm bảo nước luôn được trong, vừa đem lại oxy cho cà cuống hô hấp.
Cách lấy tinh dầu cà cuống
Tinh dầu cà cuống nằm trong một chiếc túi ở phần ngực. Để lấy được phần tinh dầu quý giá này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Lật úp con càng cuốn xuống, gập bụng chúng lại.
- Dùng một chiếc que nhỏ khều vào giữa ngực chúng sẽ thấy 2 túi tinh dầu trồi lên.
- Chọc túi tinh dầu và bảo quản chúng trong hộp kín.
Càng cuống đực sẽ đem lại cho bạn nhiều tinh dầu hơn, trung bình khoảng 0,02 ml đối với 1 con trưởng thành. Con cái cũng có thể có tinh dầu nhưng lượng sẽ rất ít.
6. Con cà cuống lợi hay hại? Cà cuống dùng để làm gì?
Cà cuống là loài côn trùng không hề gây hại cho cây trồng, các vật nuôi có ích hay cắn chết người gì cả. Ngược lại, chúng có rất nhiều công dụng cho con người.
Con cà cuống có tác dụng gì?
- Tinh dầu cà cuống: Đây là 1 trong những loại tinh dầu quý và đắt giá nhất hiện nay. Chúng thơm thoang thoảng mùi quế, chưa nhiều acid amin tốt cho cơ thể. Đồng thời, đây còn là chất kích thích hưng phấn, trị bệnh yếu sinh lí và là gia vị cho nhiều món ăn ngon.
- Chế biến món ăn từ cà cuống: Phần thân càng cuống có thể cung cấp hàm lượng protein lớn cho cơ thể. Vì vậy, đây là nguyên liệu chế biến món ăn ngon mà bạn không nên bỏ phí.
Món ăn ngon từ con cà cuống
Từ xưa, con càng cuốn đã là đặc sản được người dân yêu thích, không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước châu Á khác như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,…
Nếu muốn thưởng thức hương vị của loài vật này, bạn có thể thử làm 1 số món ăn sau:
Cà cuống chiên
Cà cuống sau khi chiên vàng sẽ có vị giòn, ngọt, thơm thoang thoảng mùi quế rất hấp dẫn. Cách thực hiện món ăn này như sau:
- Cà cuống rửa sạch, ngâm nước muối cho loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất rồi chờ ráo nước.
- Ướp chúng cùng gia vị: nước mắm, ớt bột để tăng thêm vị đậm đà cho món ăn.
- Đun dầu cho sôi rồi cho nhỏ lửa, thả càng cuống vào chiên cho đến khi toàn thân chúng chuyển màu vàng giòn. Vậy là món ăn đã hoàn thành.
Nước mắm cà cuống
Cà cuống còn là nguyên liệu quý để chế biến nên loại nước mắm hảo hạng, thơm mùi quế hấp dẫn. Mức giá cho loại nước mắm này cũng khá đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà theo chỉ dẫn sau:
- Chuẩn bị 2 con cà cuống đực, 1 chai nước mắm cùng một số gia vị khác như ớt, chanh, tỏi, đường, mì chính,…
- Rửa sạch càng cuống cùng nước muối để loại bỏ chất bẩn, sau đó bỏ ruột, đầu, đuôi.
- Cà cuống nướng chín vàng, sau đó giã nhuyễn ra nước, lọc bỏ xác và chỉ giữ lại phần nước.
- Hòa phần nước thu được cùng ớt, chanh, tỏi, đường, mì chính,… vào nước mắm.
Bánh cuốn cà cuống
Đây là món đặc sản lâu đời ở miền Bắc Việt Nam. Vị ngậy ngậy, bùi bùi của bánh cuốn kết hợp cùng vị thơm của hành khô và nước mắm cà cuống sẽ tạo thành món ăn hấp dẫn không thể chối từ.
- Bạn pha nước mắm cà cuống theo công thức bên trên.
- Để tiến hành làm phần bánh, bạn chỉ cần hòa bột gạo cùng 1 chút bột năng và nước sạch rồi hấp trên nồi chuyên dụng. Mỗi chiếc bánh bạn chỉ cần hấp trong phòng 30 giây.
- Sau khi chế biến xong bánh và nước chấm, bạn có thể thưởng thức món ăn ngay. Chấm miếng bánh vào nước mắm càng cuống, cảm nhận sẽ hoàn toàn khác biệt so với các loại nước mắm thông thường.
Rượu cà cuống
Rượu cà cuống vốn nổi tiếng là loại rượu vừa thơm hương quế, vừa là bài thuốc Đông Y, giúp trị bệnh, tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Cách ngâm rượu cà cuống cũng vô cùng đơn giản như sau:
- Ngâm và rửa sạch cà cuống cùng nước muối loãng.
- Rạch bụng, loại bỏ ruột nhưng tránh làm rách túi tinh dầu ở vùng ngực.
- Ngâm khoảng 20 con càng cuống trong 1 lít rượu trắng.
- Sau khoảng 3 tháng, bạn đã có thể uống rượu cà cuống, vừa thơm ngon, vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể.
7. Mua, Bán ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?
Nhờ đem đến nhiều công dụng quý giá đối với sức khỏe nên cà cuống được săn đón rất nhiều, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội. Thậm chí tại các tỉnh miền Nam như TPHCM, Củ Chi, Tây Ninh, nhu cầu tiêu thụ càng cuống cũng rất cao.
Để mua cà cuống giống, bạn có thể tìm đến các trang trại giống ở miền Bắc.
Ngoài ra, nếu muốn tìm địa chỉ thu mua các thương phẩm như tinh dầu essence, nước mắm cà cuống,… chỉ cần đến các cửa hàng chuyên dụng tại Hà Nội, TPHCM là có thể tìm được thành phẩm phù hợp.
8. Cà cuống giá bao nhiêu tiền 1 con?
Tùy sản phẩm cũng như số lượng, thời điểm đặt mua, mức giá sẽ có sự khác nhau.
Giá cà cuống giống
Tại các trại nuôi, họ thường bán cà cuống với số lượng lớn. Bạn mua càng nhiều, mức giá sẽ càng rẻ. Cụ thể:
- Dưới 100 con: Giá 50K/con.
- Từ 100 – dưới 200 con: Giá 40K/con.
- Trên 200 con: Giá 35K/con.
Giá cà cuống thịt
Nếu muốn chế biến các món ăn thơm ngon từ càng cuống, bạn có thể mua cà cuống thịt tại các nhà hàng với mức giá từ 30 – 40K/con, 1 kg cà cuống (khoảng 100 con) có giá khoảng 300 – 350K/kg.
Giá nước mắm cà cuống
Ngày nay, có khá nhiều thương hiệu sản xuất nước mắm từ con cà cuống, mức giá từ 170K – 200K/ líttùy nhà sản xuất. Tuy khá đắt đỏ nhưng rất nhiều người vẫn tìm mua nước mắm cà cuống nhờ vị đậm đà, thơm ngon đặc trưng.
Giá tinh dầu cà cuống
Tinh dầu được coi là phần đắt giá nhất của loài côn trùng này. Mỗi con cà cuống chỉ có thể chứa 0,02 ml tinh dầu, vì vậy mức giá cho tinh dầu cà cuống rất đắt, khoảng 1.400K cho 10ml.